Các hình thức đăng kí kinh doanh phổ biến hiện nay

Khi bạn có ý định khởi nghiệp và muốn sở riêng một công ty cho bản thân, tất nhiên bạn phải lựa chọn hình thức đăng kí kinh doanh cho công ty bạn. Hiện nay, theo luật pháp Việt Nam có rất nhiều hình thức đăng kí doanh nghiệp cho các công ty, và hình thức nào sẽ phù hợp với công ty của bạn nhất!

Đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hình thức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có 10 thành viên trở xuống và có một địa điểm kinh doanh cụ thể. Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà, không phải khai thuế hàng tháng và chế độ chứng từ sổ sách đơn giản. Bạn có thể đăng kí doanh nghiệp tại nhà nếu áp dụng hình thức này.

hình thức kinh doanh

Nhưng bên cạnh đó hình thức này không thể mở thêm chi nhánh hoặc các địa điểm kinh doanh khác, không có tư cách pháp nhân và không có con dấu. Tính chất hoạt động nhỏ lẻ nên khó có thể thu hút khách hàng.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một người duy nhất, có trách nhiệm về toàn bộ tài sản và tất cả hoạt động của danh nghiệp. Vì có trách nhiệm vô hạn nên chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng lấy lòng tin của đối tác và ít chịu sự khắt khe về giấy tờ luật pháp. 

hợp đồng kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân phải chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm nên vấn đề rủi ro xảy ra khá cao, vì không có tư cách pháp nhân nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải được chịu trách nhiệm chứ không phải là số vốn đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài ra còn có các thành viên ngoài gốp vốn. Các thành viên hợp danh phải có trách nhiệm về toàn bộ tài sản và nghĩ vụ dành cho công ty, thành viên ngoài góp vốn thì chỉ chịu trách nhiệm về số nợ của công ty.

Việc kết hợp nhiều uy tín của cá nhân và chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh sẽ giúp đỡ công ty trong việc dễ dàng tìm kiếm đối tác. Việc quản lý công ty được chia nhỏ sẽ được kiểm soát chặt chẽ và uy tính hơn.

Vì trách nhiệm vô hạn thuộc về các thành viên hợp danh nên cũng sẽ gặp các rủi ro về uy tín cá nhân của thành viên hợp danh. Các thành viên góp vốn không có quyền quản lý nên họ sẽ bị hạn chế vì việc chịu trách nhiệm, thông thường thì hình thức này sẽ áp dụng cho các công ty luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức doanh nghiệp khá phổ biến ở Việt Nam, đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận được xây dựng bởi tổ chức hoặc cá nhân không quá 50 người. Chủ sở hữu và công ty là hai thực thể riêng biệt. Công ty là pháp nhân, còn chủ sở hữu là thể thân. TNHH là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Vì chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp nên khi thua lỗ hoặc phá sản thì công ty chỉ thanh toán đúng với mức tài sản của công ty về các khoản nợ và nghĩa vụ,  không liên quan gì tới tài sản cá nhân. Từ đó giúp công ty có thể giảm thiểu được rủi ro và được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng. 


Được phát hành trái phiếu nhưng hình thức này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn lớn trong thời gian ngắn. Vì chịu trách nhiệm hữu hạn nên sẽ bị ảnh hưởng về uy tín đối với khách hàng.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chi thành nhiều phần bằng nhau gọi lại cổ phần. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Được kêu gọi phát hành vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Vì trách nhiệm là hữu hạn nên các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về tài sản và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn của công ty, không giới hạn số cổ đông nên khả năng huy động vốn rất mạnh và linh hoạt. Khả năng hoạt động của công ty rất mạnh vì không giới hạn lĩnh vực kinh tế tham gia góp vốn.

Số lượng cổ đông lớn nên việc điều hành và quản lý công ty khá phức tạp, vì quá rộng nên khả năng cạnh tranh và đấu đá có thể xảy ra. Loại hình doanh nghiệp này được ràng buộc khá chặt chẽ về các quy định về tài chính, kế toán nên việc thành lập và quản lý phức tạp hơn các loại hình khác.

Sau khi đã lựa chọn cho công ty một hình thức phù hợp, nhưng bạn không biết đăng kí thủ tục như thế nào và đăng kí doanh nghiệp ở đâu thì bạn có thể tham khảo hình thức đăng kí doanh nghiệp qua mạng để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại..

 xem thêm: Sự khác nhau giữa văn phòng truyền thống và văn phòng chia sẻ


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ THUÊ VĂN PHÒNG

5 sai lầm khiến bạn làm việc từ xa kém hiệu quả

Phong thủy nơi làm việc dành cho 5 mệnh ngũ hành