Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong kinh doanh

Trong quá trình phát triển trên thị trường, muốn đi được đường dài thì doanh nghiệp phải luôn nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, nghiên cứu thị trường mục tiêu và cảnh giác trước đối thủ cạnh tranh. Đây là lý do vì sao doanh nghiệp phải lập kế hoạch kinh doanh. Song, để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong kinh doanh, chúng ta cùng nhau đi vào phân tích chi tiết dưới đây.

1/ Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh (Business plan) là một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, mô tả doanh nghiệp đã đi được đến đâu và những tiềm năng mà doanh nghiệp có thể phát triển.
Trong kế hoạch kinh doanh sẽ có thiết lập về những bản kế hoạch khác nhau như: chiến lược bán hàng, kế hoạch về doanh thu – tài chính, kế hoạch với đối thủ cạnh tranh, marketing… Giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn tâm thế đối mặt với rủi ro và nắm bắt các cơ hội.


Bản kế hoạch kinh doanh thường sẽ do chủ doanh nghiệp, giám đốc marketing hoặc giám đốc điều hành  thiết lập. Cách lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, khả năng hiện thực hóa càng cao. Hãy hình dung con đường kinh doanh của doanh nghiệp như con đường không ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin soi đường dẫn lối cho doanh nghiệp hạn chế va vấp nhất có thể.

2/ Các bước lập kế hoạch kinh doanh


Cách lập kế hoạch kinh doanh đạt được hiệu quả cao tùy thuộc rất nhiều vào quá trình phân tích và đi sâu sát với thị trường. Nhưng nhìn chung, lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả thường có 9 bước sau:
  • Hướng đến tầm nhìn dài hạn
  • Xác định mục tiêu cụ thể (SMART)
  • Định vị thương hiệu và sản phẩm
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Phân tích khách hàng mục tiêu
  • Nghiên cứu nhu cầu thị trường
  • Xây dựng mục tiêu cụ thể bằng số liệu
  • Chiến lược và chiến thuật cụ thể
  • Đi vào hành động

3/ Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong kinh doanh

#Đánh giá được mức độ khả thi của chiến lược

Cách tốt nhất để kiểm tra ý tưởng kinh doanh là lập một bản kế hoạch kinh doanh mà tại đó những phân tích chi tiết, bám sát thực tế. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn ra điểm bất hợp lý nhằm sửa chữa kịp thời.


Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trước những hiệu chỉnh trong quá trình làm việc. Bởi, kế hoạch kinh doanh đã dự trù sẵn những khó khăn, có sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần để ứng phó.

#Xác định được mục mục tiêu cần đạt

Như con thuyền trên biển, cần có đích đến chứ chẳng thể lênh đênh, doanh nghiệp cũng vậy. Muốn tồn tại và phát triển qua từng thời kỳ, doanh nghiệp phải có mục tiêu cụ thể hướng đến. Từ mục tiêu sẽ trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp tiến về phía trước. Chính kế hoạch kinh doanh sẽ là công cụ đắc lực định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp đến những khía cạnh “đắt giá” cần khai thác.

#Hỗ trợ tìm kiếm và thu hút nhà đầu tư

Các nhà đầu tư luôn là những người khôn ngoan và tỉnh táo khi tìm kiếm đối tượng đầu tư. Một bài thuyết trình ấn tượng có thể thu hút họ, nhưng để họ thực sự đặt bút ký hợp đồng thì bản kế hoạch kinh doanh mới là yếu tố then chốt.


Một bản kế hoạch kinh doanh vững chắc với những số liệu cụ thể sẽ được nhà đầu tư nghiên cứu, đánh giá trước khi thực hiện bất kì cam kết đầu tư nào. Kế hoạch kinh doanh càng vững, khả năng được nhà đầu tư “đổ tiền” vào ý tưởng của bạn càng cao.

#Quản lý tiến độ hiệu quả

So với làm việc tự phát thì kế hoạch kinh doanh sẽ đặt ra những “việc cần làm” cụ thể, chi tiết giúp công việc trôi chảy và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp biết công việc đã được hoàn thành hay chưa? Thay đổi nào cần phải thực hiện hoặc xu hướng mới nào cần áp dụng ngay. Quy trình quản lý trở nên dễ dàng và logic hơn bao giờ hết.

#Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp

Bản chất mà kế hoạch kinh doanh hướng đến là mục tiêu chung – đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất. Khi bám theo kế hoạch, các phòng ban sẽ có sự sắp xếp phân chia ngân sách hoạt động một cách hợp lý. Từ đó, hạn chế được tình trạng hoạt động tự phát rối loạn và tốn kém không cần thiết.

#Tạo ra được ý tưởng độc đáo

Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Đó có thể là quy mô, vị trí so với đối thủ hoặc đơn giản là ý tưởng “hay ho”. Khi dành thời gian làm việc cùng bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp lộ trình tạo ra ý tưởng một cách mượt mà, thực tế và ít phát sinh vấn đề không lường.

#Dự đoán được thị trường tương lai

Mặc dù việc dự đoán được tương lai là điều rất khó khăn và phức tạp, bản kế hoạch kinh doanh không hoàn toàn dự đoán được tương lai theo nghĩa đen. Nhưng nó có khả năng lên kịch bản để ứng phó với những trường hợp xấu xảy đến với doanh nghiệp dựa trên các số liệu hệ thống và suy luận logic.


Sử dụng kết quả của các cuộc khảo sát, xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, phân tích đối thủ và doanh số bán hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các phương án dự trù cho tương lai gần. Việc quyết định dựa trên số liệu và đưa chiến lược “dự phòng” sẽ quyết định tương lai sau này của doanh nghiệp.

4/ Kết luận

Dù là bán hàng bình thường, start-up, công ty/doanh nghiệp quy mô nhỏ hay lớn, việc dành thời gian đầu tư lên kế hoạch kinh doanh chính là cách định hướng và phát triển lâu dài cho cá nhân/doanh nghiệp bạn. Kế hoạch kinh doanh tuy không đảm bảo 100% thành công, nhưng chắc chắn giảm thiểu rủi ro cho bạn rất nhiều. Đồng thời xác định tính khả thi của chiến lược và tối ưu ngân sách.

Do đó, hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong kinh doanh, bắt đầu ngay hôm nay. Hãy lên kế hoạch kinh doanh nếu công ty bạn chưa có hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp hơn. Từ đó, định hướng phát triển hiệu quả nhất cho công ty/doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Dịch vụ thuê chỗ ngồi làm việc chung giúp tiết kiệm hơn 90% chi phí

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ THUÊ VĂN PHÒNG

5 sai lầm khiến bạn làm việc từ xa kém hiệu quả

Phong thủy nơi làm việc dành cho 5 mệnh ngũ hành